Trên thông số kỹ thuật của máy tính hay smartphone, bạn thường thấy một chỉ số quen thuộc: tốc độ xung nhịp. Vậy thực chất, tốc độ xung nhịp là gì? Vai trò của nó ra sao cũng như có cần phải quan tâm tới nó khi mua máy hay không?
Xem thêm: CPU – Chip máy tính PC để bàn của Intel, AMD bảo hành chính hãng, new 100% full box, đầy đủ các dòng CPU mới nhất, phục vụ mọi cấu hình văn phòng, game thủ, máy trạm: https://hoanghapc.vn/cpu-bo-vi-xu-ly
Tốc độ xung nhịp là gì?

Tốc độ xung nhịp chính là chu kỳ xung nhịp, clock cycle. Hiểu đơn giản đó chính là số phép tính toán mà vi xử lý thực hiện được trong vòng 1 giây đồng hồ.
Chúng thường được đo bằng đơn vị: MHz (Megahertz – triệu vòng) hoặc GHz (Gigahertz – tỷ vòng). Ví dụ như một CPU có tốc độ xung nhịp là 3.4GHz thì có nghĩa là vi xử lý có thể thực hiện được 3.400.000.000 chu kỳ xoay mỗi giây.
Có những lúc, trong vòng 1 chu kỳ, rất nhiều chỉ lệnh được hoàn thành. Nhưng cũng có trường hợp phải trải qua nhiều chu kỳ xung nhịp mới xử lý được 1 lệnh.
Vai trò của tốc độ xung nhịp
Tốc độ xung nhịp là một trong những chỉ số quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới số lượng tác vụ mà lõi CPU có thể làm được trong 1 khoảng thời gian nhất định. Do đó, nó trở thành một thức đo để đánh giá hiệu suất hoạt động của bộ vi xử lý máy tính nhanh tới mức nào.
Nếu như trong cùng một thế hệ CPU, máy nào có tốc độ xung nhịp cao hơn chắc chắn chạy nhanh hơn máy có tốc độ xung nhịp thấp. Ví dụ như so sánh 2 mẫu Cỏe i5 thế hệ Haswell, một máy có vi xử lý 3.4GHz, một máy là 2.6GHz. Vậy thì chắc chắn, mẫu xung nhịp 3.4GHz sẽ chạy nhanh hơn tới 30% so với con 2.6GHz khi cả 2 cùng hoạt động ở mức công suất tối đa.
Có thực sự cần thiết quan tâm tới tốc độ xung nhịp khi mua máy?
Như đã nói, tốc độ xung nhịp dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của CPU. Chỉ số này càng cao càng tốt, máy sẽ hoạt động càng nhanh, chơi game càng mượt mà.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi chúng ta cân nhắc giữa 2 chiếc thiết bị điện tử, máy tính có cùng dòng chip xử lý, chỉ khác về yếu tố xung nhịp. Còn nếu đi so sánh giữa 2 dòng máy sở hữu loại chip không giống nhau (chip Intel và AMD) hay các dòng khác nhau (chip mới, chip cũ cùng loại Intel) thì tiêu chí này thực sự mất đi ý nghĩa.
Bởi lẽ, CPU càng nhiều lõi thì tốc độ xử lý của nó càng mạnh. Không chỉ vậy, cùng một phiên bản chip nhưng chip thế hệ mới hiện đại luôn có ưu thế hơn so với thế hệ trước đó. Vì vậy, dòng CPU thuộc thế hệ mới có tốc độ xung nhịp thấp hơn nhưng lại có thể đảm nhiệm nhiều tác vụ cùng một lúc trong chu kỳ dao động.
Do đó, khi đi mua, bạn không nên chỉ dựa vào tốc độ xung nhịp hay giá main máy tính để đưa ra quyết định của mình. Thay vào đó, bạn nên xem xét thêm các chỉ tiêu khác. Điển hình là:
- Thế hệ CPU: càng mới, hiện đại, hiệu suất làm việc càng cao.
- Số nhân/lõi: càng nhiều nhân, CPU càng có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc hơn.
- Số luồng: càng nhiều luồng, dữ liệu lưu thông dễ dàng, CPU sẽ xử lý nhanh hơn.
- Turbo Boost: công nghệ nâng cao hiệu suất, vừa giúp hệ thống hoạt động với tốc độ cao hơn vừa kéo dài thời gian sử dụng pin.
Như vậy, trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu về tốc độ xung nhịp là gì. Cũng như vai trò và tầm quan trọng của chúng khi mua máy. Hy vọng qua đó, bạn sẽ biết được các thông tin bổ ích, giúp chọn được chiếc máy tốt nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Xem thêm: Tư vấn Card màn hình tối ưu cho game thủ với mức giá tốt nhất. Giá rẻ nhất Hà Nội, HCM: https://hoanghapc.vn/vga-card-man-hinh
Xem thêm các tin tức khác tại https://mhairisimpson.com/