Tác dụng của trái tắc (quất) đối với sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày
Ăn quất có tốt không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Cùng Gia đình Việt Nam tìm hiểu tác dụng của quả quất đối với sức khoẻ con người nhé.
Ăn quả quất có tốt không?
Trong quất có chứa các thành phần giàu dưỡng chất như pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24mg%, Fe 5,1mg%. Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, trong đó có a-pinen 0,4%, b -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, b-ocimen 0,3%, linalol 1,55. Với những giá trị dinh dưỡng như vậy, ăn quất hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với người đau dạ dày thì không nên ăn quất. Vì quất là loại quả có vị chua, có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét.
Người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên ăn quất
Chữa viêm loét dạ dày cần kết hợp với việc cải thiện thói quen ăn uống khoa học thì mới tiết kiệm được thời gian và chi phí chữa trị. Vì vậy trong quá trình chữa trị viêm loét dạ dày, bạn cần chú ý nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị. Quất là loại quả có vị chua, có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét.
Ăn quả quất có tốt không?
Ăn quất giúp hỗ trợ tiêu hóa
8 quả quất tương đương với 10 gam chất xơ. Và việc ăn một số ít lượng quất như vậy hoàn toàn không khó khăn với bạn. Chất xơ hỗ trợ chuyển động đường tiêu hóa của bạn và giúp nó “trơn tru” hơn. Nó có thể giúp loại bỏ chứng táo bón, đầy hơi, sình bụng, và đau bụng, đồng thời tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của bạn.
Ăn quả quất giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Ngoài tác dụng về tiêu hóa, quả quất còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường . Chất xơ có thể giúp tối ưu cân bằng insulin và glucose trong cơ thể, do đó ngăn cản sự phát triển của bệnh này.
Ăn quả quất giúp tăng cường hệ miễn dịch
Quả quất cũng chứa nhiều vitamin C. Vitamin C giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mới và làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tránh được nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm.
Ăn quất tốt cho mắt
Quất giàu vitamin A và beta carotene, giúp giảm căng thẳng oxy hóa ở các tế bào võng mạc, do đó hạn chế thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Ăn quất hỗ trợ giảm cân
Lượng chất xơ cao, hàm lượng nước cao, lượng calo thấp, khiến quất trở thành thực phẩm lý tưởng cho những người đang cố gắng giảm cân. Nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh và không thèm ăn quá nhiều.
Ăn quả quất có tác dụng chữa ho
Quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Với các bệnh ho thông thường, quất có tác dụng rất tốn trong việc điều trị, bạn có thể dùng trực tiếp quất tươi hoặc có thể áp dụng một số cách ngâm quất hay để có một bài thuốc chữa ho cực kỳ hữu ích tại nhà.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Quất từ lâu đã được trồng làm cây cảnh, làm gia vị và làm thuốc. Trong quả quất có chứa rất nhiều pectin, sắt, đồng, các vitamin, các acid hữu cơ và các loại tinh dầu.
Theo Đông y, quả quất có vị ngọt chua, tính ấm, có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Từ lâu, ông bà ta đã sử dụng quả quất như một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Cách dùng:
Quất chưng đường phèn.
Các loại ho: Dùng một vài trái quất ngâm với muối, ngậm quả hoặc uống nước. Có thể dùng quất hấp cách thủy với một ít đường phèn đến khi thành dạng siro.
Ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10 g, lá thạch xương bồ 10 g, đường phèn 20 g. Hấp cách thủy, uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 10 ml.
Lưu ý: Những người bị đau dạ dày không nên sử dụng quất vì trong quất có nhiều acid hữu cơ có hại cho dạ dày.
2. Mật ong
Mật ong là vị thuốc quý, được sử dụng để bồi dưỡng tỳ vị, giúp tăng khẩu vị, nhuận phế, trị các chứng ho mạn tính, ho ra máu. Thông thường, mật ong thường được dùng kết hợp với quất, tỏi, gừng để chữa ho hiệu quả.
Cách dùng:
Tỏi ngâm mật ong.
Mật ong hấp tỏi: Tỏi 4-5 nhánh, đập dập, trộn đều với mật ong, hấp cách thủy cho đến khi có mùi hắc. Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 ml.
Mật ong gừng: Trộn 1 thìa gừng, 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong với nước nóng khuấy đều. Dùng mỗi ngày 3 lần, nên nhấp từng ngụm một.
Mật ong hấp quất: Lấy 4-5 quả quất bỏ vỏ, bỏ hạt, thái lát trộn đều với mật ong, đem hấp khoảng 10-15 phút. Sau khi hấp, mật ong và quất sẽ giống như siro, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 ml.
Lưu ý: Khi đang sử dụng các loại thuốc có chứa acetaminophen thì không nên sử dụng mật ong.
Nguồn: https://mhairisimpson.com/
Xem thêm bài viết khác: https://mhairisimpson.com/tong-hop/